Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Chạy thận nhân tạo: giải pháp tối ưu cho người suy thận

Thứ sáu, 10/06/2022, 16:23 GMT+7

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ các bệnh nhân bị suy thận mãn tính kéo dài cơ hội sống. Chạy thận hay lọc thận là hình thức bổ trợ khi thận suy yếu không thể thực hiện đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Được xem là liệu pháp hiệu quả và tối ưu nhất với các bệnh nhân mắc bệnh về thận, giúp họ có thể sinh hoạt bình thường và kéo dài cơ hội sống lên đến hàng chục năm. 

1. Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo hay lọc thận nhân tạo là quá trình lọc máu ngoài cơ thể. Máy chạy thận sẽ được nối kết vào vòng tuần hoàn máu của cơ thể, màu từ cơ thể sẽ đi qua máy lọc thận để lọc bỏ các chất độc, muối và nước thừa, sau đó máy sẽ trả máu sạch về cơ thể. 

Bệnh nhân được gắn đường ống dẫn máu nối với máu lọc.

Lọc thận nhân tạo được thực hiện dựa trên 3 cơ chế chính:

  • Cơ chế siêu lọc dựa trên sự chênh lệch áp lực của bơm máu và bơm dịch. Theo đó, áp lực bơm máu cao đẩy theo áp lực thủy tĩnh ở khoang máu cũng cao hơn. Nhờ đó nước từ khoang máu sẽ di chuyển sang khoang dịch kèm theo các chất hòa tan có trong nước. 

  • Cơ chế khuếch tán riêng phần tập chung và các chất có nồng độ cao trong máu như ure, creatinin,... Do sự chênh lệch của nồng độ mà các chất này sẽ khuếch tán từ máu sang khoang dịch. 

  • Cơ chế dòng đối lưu: sau một thời gian lọc, các thành phần trong khoáng máu và khoang dịch sẽ cân bằng nhau, quá trình khuếch tán lúc này cũng sẽ giảm hiệu lực. Để hạn chế tình trạng trên và nâng cao hiệu quả lọc máu, máu và dịch lọc sẽ được cho chạy ngược chiều nhau. 

Máy lọc máy được xem là thận nhân tạo khi có khả năng thay thế chức năng của thận thông thường. Giúp người bệnh có thể duy trì hoạt động sống bình thường và kéo dài tuổi thọ lên đến hơn 10 năm. 

2. Vì sao cần chạy thận? Khi nào cần chạy thận

Chạy thận nhân tạo sẽ thường được chỉ định cho các bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính ở giai đoạn 5. Ở trường hợp này, chức năng thận của bệnh nhân đã suy giảm rất nhiều hoặc gần như mất khả năng hoạt động. Mức lọc thận của bệnh nhân đã ở mức thấp <15 ml/ph/1.73 m2. Khi thận suy yếu hoặc mất khả năng hoạt động, đồng nghĩa các chất độc không được lọc bỏ khỏi cơ thể. Các chất độc ngày càng tích tụ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, vậy nên cần kịp thời điều trị để duy trì được sự sống. 

Theo thống kê trên toàn thế giới đang có hơn 3 triệu người đang phải duy trì sự sống bằng phương pháp lọc máu (kể cả lọc thận và lọc màng bụng). Tại Việt Nam có hơn 800.000 người đang ở giai đoạn cuối của suy thận và đang chạy thận hằng tuần cũng như chờ đợi được ghép thận. 

Hiện tỷ lệ bệnh nhân bị mắc các bệnh suy thận phải thực hiện lọc máu là tương đối cao. Điều này chủ yếu là do việc phát hiện bệnh trễ kèm theo đó là phương pháp điều trị không đúng cách khiến thận suy yếu nhanh chóng và khó xử lý. Bệnh nhân phải được hỗ trợ từ phương pháp lọc thận đến cuối đời để kéo dài gần 10 năm tuổi thọ. 

Người mắc các bệnh lý liên quan cũng có khả năng bị suy thận và cần chạy thận nhân tạo khi có chỉ định từ bác sĩ. Thời gian chạy thận có thể sớm hơn khi bệnh nhân mắc các bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp, viêm thận, viêm mạch máu, u nang thận. Với trường hợp người bệnh bị ngộ độc hay dùng thuốc quá liều cũng có thể được chỉ định lọc máu bằng phương pháp chạy thận nhân tạo. 

3. Quy trình chạy thận nhân tạo

Bệnh nhân khi được chỉ định chạy thận sẽ được chuẩn bị từ vài tuần đến vài tháng trước lần chạy thận đầu tiên. Để dễ dàng đưa máu ra và vào cơ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nối thông tĩnh mạch. Sau phẫu thuật, người bệnh cần đợi hồi phục hoàn toàn mới tiến hành chạy thận.

Bệnh nhân thực hiện chạy thận tại Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp.

Có 2 phương pháp nối thông mạch máu thường được dùng là tạo lỗ rò AV kết nối động mạch và tĩnh mạch hoặc tạo lỗ rò AV ghép bằng ống nhựa. Các lỗ rò này được dùng để nối các thiết bị dẫn máu ra vào cơ thể. Trong các trường hợp khẩn cấp, cần lọc máu gấp thì các bác sĩ sẽ đưa ống thông vào tĩnh mạch lớn ở cổ hoặc gần háng để có thể tiến hành lọc máu ngay sau đó. Các ống thông ở trường hợp này chỉ là tạm thời trong thời gian ngắn. 

Khi tiến hành chạy thận, điều dưỡng sẽ tiến hành đặt 2 cây kim vào lỗ rõ hoặc mảnh ghép đã được phẫu thuật kết nối từ trước. Máy bơm từ máy chạy thận sẽ từ từ rút máu ở cơ thể thông qua đó, máu được di chuyển sang máy lọc thận để tiến hành lọc bỏ các chất độc và nước thừa. Sau khi lọc sạch, máu sẽ được bơm lại cơ thể qua lỗ rò. Khi dùng ống thông khẩn cấp cũng tương tự, máu sẽ được lấy ra từ một cổng và được đẩy vào ở cổng khác. 

Một chu trình chạy thận thường diễn ra khoảng 3 đến 5 giờ, trong tuần sẽ thực hiện 3 lần. Trong quá trình đó người bệnh có thể giải trị nhẹ như đọc báo, xem ti vi, chỉ hạn chế hoạt động đi lại và quá mạnh chứ không bắt buộc nằm im. Vậy nên một số trường hợp lọc thận cũng được diễn ra tại nhà. 

4. Những lưu ý cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Bệnh nhân trong quá trình thực hiện phương pháp chạy thận nhân tạo sẽ cần đảm bảo một số lưu ý nhất định để lọc máu diễn ra tốt và không gây biến chứng.

Vệ sinh lỗ rò

  • Với lỗ rò hoặc mảnh ghép: nên được vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi ngày và trước khi lọc máu, không gảy hay lấy vảy, kiểm tra các bất thường ở lỗ rò và xung quanh vùng da đó. Báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bất thường. 

  • Với ông thông: giữ băng gạc sạch sẽ và khô ráo, đảm bảo vùng vết thương được xác trung và làm sạch, thay băng sau mỗi lần lọc máu, không để ống thông ra ngoài không khí. 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng giảm thiểu các chất như natri, photpho, kali, protein và lượng nước thừa sẽ giúp giảm áp lực cho thận và tăng hiệu quả khi lọc máu hơn.

  • Hạn chế thực phẩm chứa Natri (muối): thực phẩm chứa nhiều natri sẽ gây hại cho thận và làm giảm khả năng lọc máu. Hạn chế thức ăn mặn như món kho, mắm; các loại thức ăn nhanh như thịt nguội, gà muối, xúc xích; các loại đồ nướng; chocolate; các loại nước uống bù khoáng cũng chứa nhiều natri. 

  • Thực phẩm nhiều photpho cũng được khuyên nên hạn chế vì có ảnh hưởng đến thận và xương. Người bệnh chạy thận không nên dùng các loại thực phẩm như da, lòng động vật; sữa và sản phẩm từ sữa; lòng đỏ trứng gà; các loại hạt; đồ uống có ga. 

  • Nên bổ sung thực phẩm giàu sắt: bệnh nhân mắc bệnh về thận cũng đi kèm với tình trạng thiếu máu, để bổ sung lượng máu cho cơ thể thì việc ăn các thực phẩm giàu sắt là điều nên làm. Một số thực phẩm giàu sắt tốt cho người suy thận như kiều mạch, hạt macca, ức gà. 

Uống thuốc đủ liều theo chỉ định của bác sĩ

Các bệnh nhân chạy thận cũng thường được bác sĩ kê đơn thuốc bổ sung. Liều lượng thuốc dùng được bác sĩ kê theo tình trạng sức khỏe của từng người. Tuân thủ uống thuốc theo đơn sẽ giúp cải thiện hiệu quả bệnh lý. 

5. Chạy thận nhân tạo ở đâu tại Đồng Tháp

Phương pháp chạy thận nhân tạo khá phổ biến tại Việt Nam, hầu hết tại các bệnh viện lớn đều có đầy đủ trang thiết bị để thực hiện cho bệnh nhân. Tại Đồng Tháp, các cơ sở y tế tuyến tỉnh đều và các bệnh viện lớn đều có hỗ trợ dịch vụ điều trị suy thận bằng phương pháp lọc máu. 

Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp phục vụ nhu cầu lọc thận nhân tạo cho bệnh nhân.

Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp phục vụ nhu cầu lọc thận nhân tạo cho bệnh nhân.

Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp cũng đang triển khai khu lọc thận nhân tạo phục vụ các bệnh nhân suy thận. Với máy móc thiết bị hiện đại, không gian rộng rãi sạch sẽ cùng các y bác sĩ chuyên môn cao, các bệnh nhân được hỗ trợ chạy thận một cách an toàn và đầy đủ. 

Để được tư vấn về lọc thận nhân tạo tại Tâm Trí Đồng Tháp, quý khách hàng vui lòng đến khám trực tiếp tại bệnh viện để bác sĩ khám và tư vấn. Hoặc có thể liên hệ tổng đài 02773.875.993 để được hỗ trợ thêm thông tin.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Diễm Hà

Giới hạn tin theo ngày :