Bác sĩ thường trực 096 232 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Đậu mùa khỉ: những thông tin cần biết và cách phòng ngừa

Thứ tư, 01/06/2022, 13:11 GMT+7

Nắm bắt những thông tin cần thiết về bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh để chủ động ngăn chặn những nguy cơ từ bệnh. Bảo vệ bản thân, gia đình, xã hội trước cảnh báo về đại dịch có thể xảy ra.

Vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra lời cảnh bảo dịch với bệnh đậu mùa khỉ, một loại bệnh có khả năng lây lan tương đương với dịch Covid-19. Mặc dù tỷ lệ tử vong do đậu mùa khỉ còn rất nhỏ, thế nhưng việc gây ảnh hưởng đến cơ thể và tổn thất kinh tế là không thể tránh khỏi nếu bùng dịch. 

Đậu mùa khỉ không phải là bệnh mới nhưng vẫn chưa có thuốc đặc hiệu có thể điều trị bệnh dứt điểm. Một số loại vacxin phòng bệnh cũng đang chỉ trong giai đoạn căn nhắc. Hoàn toàn chưa có bất cứ điều gì có thể đảm bảo khi đậu mùa khỉ bùng lên thành dịch. 

1. Diễn biến đậu mùa khỉ trên thế giới và Việt Nam

Theo báo cáo của WHO, thời điểm tính từ đầu dịch đến ngày 30 tháng 5 năm 2022, bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở 1.500 người trên toàn cầu. WHO đánh giá hiện trạng dịch đang ở mức độ dịch trung bình và có nguy cơ phát triển thành dịch trong thời gian tới. 

Virus đậu mùa khỉ được xác nhận từ nhiều năm trước, chủ yếu phổ biến ở các quốc gia Châu Phi. Thế nhưng, dịch đang có xu hướng lây lan cao khi được phát hiện bệnh tại Vương quốc Anh và một số quốc gia Châu Âu từ tháng 5. Ngày 29/05, WHO đã có báo cáo đầu tiên cảnh báo dịch bệnh này. 

Dịch đậu mùa khỉ đang bùng phát tại Châu Phi và một số quốc gia Châu Âu.

Trong số 1500 ca được ghi nhận ở thời điểm hiện tại, có 257 ca được xác định tại 23 quốc gia ở Châu Âu. Bên cạnh đó có hơn 120 ca nghi ngờ bệnh đang theo dõi tại đây. Mặc khác, tại Mỹ cũng ghi nhận 12 ca ở 8 tiểu bang. 

Tại Châu Phi, nơi dịch bệnh diễn ra thường xuyên, đã ghi nhận 1365 ca mắc bệnh, trong số đó đã có 69 ca tử vong. Các ca ghi nhận tại Châu Phi được báo cáo thường xuyên từ giữ tháng 12 năm 2021.

Dù bệnh đã được phát hiện từ nhiều năm trước tại Châu Phi, nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện các trường hợp và cụm dịch ở nhiều khu vực địa lý rộng rãi khác nhau và không có mối liên hệ dịch tễ với Tây hoặc Trung Phi.

Hiện tại, chỉ mới ghi nhận được các ca tử vong do mầm bệnh đặc hữu tại Châu Phi. Người tử vong thường rơi vào người trẻ tuổi hoặc người bị nhiễm HIV không được điều trị. Tại các quốc gia khác, bệnh tình chỉ chuyển biến nhẹ và không quá ảnh hưởng đến tính mạng. 

WHO cảnh báo “Nguy cơ sức khỏe cộng đồng có thể cao hơn nếu loại virus này lợi dụng cơ hội để tiến hóa thành mầm bệnh lây từ người sang người và lây sang các nhóm có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, trường hợp bị ức chế miễn dịch.”

Tại Việt Nam, hiện nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp bệnh đậu mùa khỉ nào. Thế nhưng, với mức độ lây lan cao ở các nước Châu Âu tương tự Covid-19, là dấu hiệu cảnh báo đối với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Việc cần làm của chúng ta hiện nay, chính là phòng tránh và ngăn chặn dịch bệnh ngay từ đầu.

2. Đậu mùa khỉ là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra, được xem là họ hàng của loại virus đậu mùa thường gặp. Người bệnh thường có các dấu hiệu như phát ban, sốt, đau đầu,... Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, người trưởng thành xuất hiện nhiều ở nam giới là người đồng tính. 

Mặc dù bệnh được nhận định là ít nguy hiểm và khó lây lan hơn Covid-19. Nhưng bệnh sẽ có thể phát triển thành dịch nếu không có vacxin hay các biện pháp cứu chữa kịp thời. Về mức độ nguy hiểm, bệnh cũng sẽ có thể chuyển biến nặng với các trường hợp có hệ miễn dịch yếu kém như trẻ em. 

Virus đậu mùa khỉ là nguyên nhân gây bệnh chính.

Chủng virus đậu mùa được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1985, vì chủng virus được phát hiện ở người giống với virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ nên bệnh được đặt tên là đậu mùa khỉ. Theo nghiên cứu có thể nguồn lây lớn nhất là từ các loài gặm nhấm chứ không phải khỉ như đã xác định trước đó. Thế nhưng, thông tin về nguồn truyền nhiễm bệnh vẫn chưa được xác định một cách chính xác nhất. 

3. Đường lây lan của đậu mùa khỉ

Các đường truyền nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ cũng tương như Covid 19 nhưng khả năng lây lan kèm hơn. Bệnh chỉ có thể lây lan qua người có tiếp xúc gần trong thời gian dài. 

Một số đường truyền bệnh đậu mùa khỉ phổ biến:

  • Đậu mùa khỉ có thể lây lan trực tiếp qua các đường như máu, chất lỏng cơ thể, giọt bắn từ người hoặc động vật mắc bệnh. 

  • Bệnh cũng có khả năng lây qua đường tiếp xúc thân cận như vật dụng hàng ngày hay các vùng da bị tổn thương, vết trầy xước của người bệnh. 

  • Bên cạnh đó, ăn thịt động vật bị mắc bệnh hoặc chứa mầm bệnh cũng sẽ mang khả năng nhiễm bệnh dù thực phẩm đã được nấu chín kỹ.

  • Bệnh cũng lây lan qua đường từ mẹ sang con, hoặc trẻ sơ sinh khi tiếp xúc gần với mẹ bị nhiễm bệnh cũng sẽ mang nguy cơ mắc bệnh cao. 

Ở vấn đề đường tình dục thì vẫn chưa có thông báo chính xác nào về bệnh có lây qua đường này hay không. Tuy nhiên cũng không thể lơ là nguy cơ lây lan từ đường tình dục do yếu tố lây lan từ tiếp xúc gần. 

4. Triệu chứng đậu mùa khỉ

Thời gian ủ bệnh của đậu mùa khỉ được ghi nhận là dao động từ 5 đến 21 ngày, là thời gian tính từ lúc nhiễm bệnh đến lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Thời gian ủ bệnh lâu là lý do khó xác định được nguồn lây lan bệnh. 

Các triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất là: 

  • Sốt

  • Đau đầu

  • Mỏi lưng, mỏi cơ

  • Ớn lạnh

  • Uể oải, mệt mỏi

  • Nổi hạch

Triệu chứng rõ rệt nhất để xác định bệnh đậu mùa khỉ là phát ban đỏ. Phát ban sẽ có thể xuất hiện sau từ 1 đến 3 ngày khi phát hiện triệu chứng đầu tiên. Vị trí phát ban thường xuất hiện ở mặt với tỉ lệ 95% người mắc bệnh xuất hiện. Lòng bàn tay, bàn chân (tỉ lệ chiếm tới 75% khả năng xuất hiện). Ở một số khác, phát ban cũng xuất hiện ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục. 

Mụn nước, mụn mủ là triệu chứng rõ nhất của bệnh đậu mùa khỉ.

Từ các nốt ban đỏ, sẽ dần phát triển thành các mụn nước, sưng to. Các mụn nước sẽ dần chuyển thành mụn mủ rồi từ từ khô lại, đóng vảy và xẹp xuống. Thông thường các triệu chứng sẽ tự khỏi sau từ 2 đến 4 tuần mà không cần điều trị. Nhưng lưu ý khi mụn mủ bị vỡ có thể bị nhiễm trùng và gây nguy hiểm.

5. Chẩn đoán và mức độ nguy hiểm của bệnh

Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ được cảnh báo sẽ trở thành dịch, nhưng hiện nay, mức độ lây lan của bệnh là chưa đáng kể, nhất là tại Việt Nam. Vậy nên, chỉ khi xuất hiện triệu chứng sau khi có khả năng tiếp xúc với người bệnh thì mới nên tiến hành tầm soát bệnh. 

Chỉ cần tầm soát bệnh với các trường hợp như đang sống hoặc làm việc chung với người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh. Trường hợp vừa đi qua các vùng, đất nước đang xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ hay sống ở các khu vực có các loài vật có nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ sinh sống cũng nên chú ý tầm soát khi có triệu chứng. Bên cạnh đó, người xuất hiện triệu chứng sau khi ăn thịt động vật không rõ nguồn gốc hay bị động vật có nguy cơ nhiễm bệnh cào hoặc cắn.

Xét nghiệm tầm soát bệnh đậu mùa khỉ sẽ không thực hiện trên mẫu máu vì virus này chỉ tồn tại trong máu một khoảng thời gian ngắn, sẽ khó xác định chính xác bệnh. Để xác định bệnh sẽ phải thực hiện xét nghiệm PCR từ mẫu chất lỏng của cơ thể hoặc mẫu từ vết thương trên da. 

Hiện tại, mức độ nguy hiểm do bệnh đậu mùa khỉ gây ra chỉ ở mức thấp với tỉ lệ tử vong dao động khoảng 3-6%. Bệnh có thể biến chứng năng khi các vết thương do bệnh gây ra bị nhiễm trùng hay các triệu chứng bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng sức khỏe. Các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực, viêm mô não, viêm phế quản,... 

6. Phòng ngừa và điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Đối với người từng tiêm vacxin phòng đậu mùa thông thường cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng cũng chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, không đáng lo ngại. Bệnh đậu mùa khỉ hiện chưa có thuốc điều trị bệnh, nhưng bệnh thường nhẹ và có thể tự khỏi. Người bệnh chủ yếu được các bác sĩ kê đơn thuốc nhằm giảm đau, và kháng viêm để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng.

Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca bệnh nào về đậu mùa khỉ, nhưng việc phòng bệnh, ngăn chặn bệnh là hết sức cần thiết để tránh lây lan tạo thành dịch. Một số biện pháp phòng bệnh cơ bản nên biết:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loài động vật có nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là ở các khu vực có xuất hiện bệnh (kể cả động vật sống lẫn chết).

  • Chỉ ăn các loài động vật có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ quy tắc ăn chính uống sôi. 

  • Không tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi nhiễm bệnh, kể cả các vật dụng hằng ngày của người bệnh cũng không tiếp xúc.

  • Cách ly nhanh chóng người bệnh và người nghi ngờ bệnh. 

  • Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn, nhất là khi tiếp xúc các bề mặt nơi công cộng.

  • Có thể tiêm vacxin phòng đậu mùa để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh. Theo nghiên cứu, vacxin đậu mùa có thể hạn chế 85% mắc bệnh đậu mùa khỉ. 

Đậu mùa khỉ là bệnh lý tương đối nhẹ và không có nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Dù đó, nhưng khi bệnh bùng dịch sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây lo ngại về kinh tế. Ngăn chặn bệnh dịch là giải pháp tối ưu nhất hiện nay để bảo vệ chính bản thân, gia đình và xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

 

Diễm Hà

Giới hạn tin theo ngày :