![]() |
Hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm Thế giới năm 2025 với chủ đề “Đoàn kết để Thế giới hết bệnh glôcôm” Thứ ba, 11/03/2025, 07:07 GMT+7 Bệnh Glôcôm là một rối loạn thoái hóa mãn tính, tiến triển của dây thần kinh thị giác, gây ra tổn thương thị trường đặc trưng, là nguyên nhân thứ hai gây mù lòa và không thể hồi phục được sau bệnh đục thuỷ tinh thể. Ước tính có khoảng 80 triệu người mắc bệnh Glôcôm trên toàn thế giới. Khoảng 50% số người mắc bệnh không biết rằng họ mắc bệnh và con số này có thể còn cao hơn ở các nước đang phát triển. Điều này là do ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành mù lòa. Kiểm tra định kỳ đôi mắt của bạn là phương pháp để phát hiện và chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để ngăn ngừa khuyết tật thị giác. Một số thông tin về bệnh Glôcôm 1. Glôcôm góc đóng nguyên phát Glôcôm góc đóng nguyên phát là một tình trạng rối loạn về giải phẫu do mống mắt ngoại vi áp ra trước che lấp vùng bè và gây nghẽn góc tiền phòng. a. Triệu chứng: Glôcôm góc đóng nguyên phát có nghẽn đồng tử - Glôcôm góc đóng nguyên phát cơn cấp: Glôcôm góc đóng nguyên phát không có nghẽn đồng tử: Ít hoặc hầu như không có triệu chứng chủ quan đau nhức; Người bệnh thường đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn với tổn thương nặng của đĩa thị và tổn hại thị trường đặc hiệu của glôcôm; Nhãn áp tăng cao; Độ sâu tiền phòng ở trung tâm không nông như những trường hợp glôcôm góc đóng có nghẽn đồng tử; Soi góc tiền phòng thấy các góc đóng. b. Tiến triển của bệnh - Glôcôm góc đóng cơn cấp nếu không được điều trị, nhãn áp tiếp tục tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến mù. c. Biến chứng - Nhìn chung, dù ở thể lâm sàng nào nếu không được điều trị kiểm soát tốt nhãn áp thì bệnh sẽ dẫn đến mù loà vĩnh viễn. d. Phòng bệnh: Cho đến nay, chưa có biện pháp nào có thể phòng được bệnh glôcôm. Vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị sớm và theo dõi thường xuyên là rất quan trọng. Cần đo nhãn áp, khám đánh tình trạng đĩa thị cho các đối tượng có nguy cơ. Người trên 40 tuổi nên đi khám mắt 1 năm một lần. Những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm nên khám mắt cứ 6 tháng một lần. 2. Glôcôm góc mở nguyên phát Glôcôm góc mở nguyên phát là một tình trạng bệnh lý của thị thần kinh, tiến triển mãn tính, đặc trưng bởi sự tổn hại của tế bào hạch võng mạc và lớp sợi thần kinh, teo lõm đĩa thị giác, tổn thương thị trường điển hình, thường có liên quan với nhãn áp cao. a. Triệu chứng cơ năng: Các triệu chứng thường biểu hiện rất kín đáo trừ trường hợp có tổn thương nặng trên thị trường. Vì vậy người bệnh khó tự phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm. Nhiều người bệnh chỉ được phát hiện trong những hoàn cảnh tình cờ. b. Tiến triển và biến chứng: Glôcôm góc mở nguyên phát thường xuất hiện âm thầm, gây tổn thương cả hai mắt, nhưng thường một mắt nặng hơn mắt bên kia. Bệnh tiến triển chậm, lần lượt qua từng giai đoạn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa. c. Phòng ngừa mù lòa do Glôcôm gây nên: Glôcôm góc mở là một bệnh nguy hiểm gây mù loà không có khả năng điều trị hồi phục. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa mù lòa do bệnh glôcôm gây nên bằng cách khám phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị kịp thời trong các đối tượng nguy cơ cao và theo dõi, quản lý người bệnh lâu dài theo quy trình để kiểm soát được diễn biến bệnh. |
Copyright © 2016 Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp | ![]() |